Lượt xem: 699

Những dấu ấn hoạt động của Ban kinh tế - ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng khóa IX, nhiệm kỳ 2016 – 2021

Ban kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh là cơ quan chuyên môn của HĐND tỉnh. Tại kỳ họp thứ nhất của HĐND tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã bầu Ban kinh tế - ngân sách gồm 7 thành viên, trong đó có 1 Trưởng Ban và  1 Phó Trưởng Ban hoạt động chuyên trách và 5 thành viên hoạt động kiêm nhiệm. Sau nhiều lần thay đổi về nhân sự, đến nay thành viên Ban gồm 1 Phó Trưởng Ban hoạt động chuyên trách và 4 thành viên hoạt động kiêm nhiệm. Các thành viên đều có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chung.

    Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ban kinh tế - ngân sách đã tham gia chuẩn bị nội dung, chương trình cho các kỳ họp HĐND do Thường trực HĐND tỉnh chủ trì và các phiên họp UBND tỉnh mở rộng; đồng thời tham gia đầy đủ các kỳ họp HĐND được tổ chức trong nhiệm kỳ.

    Theo đồng chí Đặng Thành Mậu - Phó Trưởng Ban kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh, để hoàn thành việc thẩm tra các báo cáo, tờ trình do UBND tỉnh trình trước các kỳ họp, Ban đã tổ chức họp các thành viên để thảo luận, nghiên cứu, xem xét và trên cơ sở kết quả tổ chức các cuộc khảo sát, giám sát việc triển khai nghị quyết của HĐND trên địa bàn tỉnh; từ đó phân tích, đánh giá kết quả đạt được, chưa được và hoàn thành báo cáo thẩm tra của Ban trình tại kỳ họp làm cơ sở để đại biểu HĐND tỉnh thảo luận, xem xét, quyết định, bảo đảm đúng luật định và phù hợp tình hình thực tế của địa phương.


Nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ban kinh tế - ngân sách đã thực hiện hoàn thành chương trình công tác theo đúng kế hoạch chất lượng. Ảnh Quang BÌnh

 

    Kết quả, trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ban kinh tế - ngân sách đã chủ trì thẩm tra, báo cáo HĐND tỉnh xem xét thông qua 206 nghị quyết trong lĩnh vực kinh tế - ngân sách; đồng thời, đã phối hợp với Ban văn hóa - xã hội thẩm tra một số dự thảo nghị quyết có liên quan đến lĩnh vực Ban phụ trách. Báo cáo thẩm tra của Ban đã phân tích rõ, nêu quan điểm đối với những nội dung còn có ý kiến khác nhau; đồng thời kiến nghị, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhấn mạnh một số vấn đề cần quan tâm trong chỉ đạo, quản lý, điều hành của UBND tỉnh. Phần lớn các nghị quyết được thông qua đều đi vào thực tiễn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

    Cũng theo đồng chí Đặng Thành Mậu, trong công tác giám sát, khảo sát thì hàng năm, Ban kinh tế - ngân sách xây dựng chương trình công tác của Ban, trong đó cụ thể hóa từng nội dung và thời gian tiến hành giám sát, khảo sát làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện. Hàng quý, Ban xây dựng kế hoạch triển khai từng nội dung cụ thể và thông báo đến các cơ quan, tổ chức được giám sát, khảo sát để nắm và thực hiện. Trong nhiệm kỳ, Ban thành lập 8 đoàn giám sát và một số đoàn khảo sát làm việc với các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh; nội dung giám sát, khảo sát tập trung trên các lĩnh vực quan trọng, bức xúc, có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như  tài chính - ngân sách, đầu tư công, nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường… Báo cáo kết quả giám sát được gửi đến Thường trực HĐND, UBND tỉnh và các ngành, địa phương có liên quan, trong đó đánh giá những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế và kiến nghị, đề xuất biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Qua giám sát, Ban đã đề xuất trên 85 kiến nghị với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các sở, ngành tỉnh và các địa phương, đa số đều được tiếp thu, thực hiện.  Để tránh sự trùng lắp về nội dung, đối tượng giám sát, Ban chủ động theo dõi chương trình, kế hoạch hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND và các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh để điều chỉnh cho hợp lý.

    Đối với hoạt động giữa hai kỳ họp HĐND tỉnh thì Ban kinh tế - ngân sách đã tham mưu các vấn đề phát sinh theo sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh đúng quy định pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Song song đó, hoạt động tiếp xúc cử tri của thành viên Ban thực hiện vào trước và sau mỗi kỳ họp thường lệ, các thành viên Ban đã cung cấp thông tin đến cử tri về những chủ trương, chính sách mới của tỉnh, đồng thời phản hồi về kết quả trả lời của các cơ quan chức năng đối với các kiến nghị của cử tri, tiếp tục ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của cử tri để phản ánh đến các cơ quan có liên quan. Qua đó, đại biểu sâu sát với cử tri hơn, lắng nghe được nhiều ý kiến, phản ánh tâm tư nguyện vọng chính đáng của cử tri, đồng thời, đề xuất, kiến nghị nhiều vấn đề quan trọng, thiết thực làm cơ sở giúp các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước ở địa phương.

    Ngoài các hoạt động nêu trên, Ban kinh tế - ngân sách còn tham gia cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát theo chương trình, kế hoạch của Đoàn đề ra, tham gia cùng Đoàn giám sát các Ủy ban của Quốc hội đến làm việc tại địa phương khi có yêu cầu; đóng góp ý kiến cho các dự thảo Luật theo phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. Tham dự các cuộc Hội thảo, Hội nghị, các cuộc họp do các cơ quan Trung ương, Tỉnh ủy, UBND, các sở, ban, ngành tỉnh tổ chức; Hội nghị giao ban, trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Phối hợp tổ chức và tham gia Hội nghị giao ban, trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tại địa phương. Mối quan hệ của Ban với các cơ quan và tổ chức hữu quan được duy trì ổn định và hiệu quả.

    Theo đồng chí Đặng Thành Mậu, nhìn chung trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ban kinh tế - ngân sách đã thực hiện hoàn thành chương trình công tác theo đúng kế hoạch, chất lượng và hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng cao, thực hiện tốt vai trò tham mưu cho HĐND theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Nội dung giám sát, khảo sát cụ thể, tập trung vào các vấn đề trọng tâm, đặc biệt là các vấn đề đang được cử tri quan tâm. Thông qua giám sát, khảo sát đã phát hiện những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, từ đó kịp thời đề xuất giải pháp tháo gỡ, có các kiến nghị đến UBND tỉnh, các ngành, địa phương nhằm điều chỉnh, khắc phục, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội đã đề ra.

Quang Bình



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 63
  • Hôm nay: 1553
  • Trong tuần: 68,873
  • Tất cả: 11,853,062